
test 1032025

Trong năm 2025, Việt Nam là điểm đặt chân đến của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, bán dẫn, bán lẻ,... đến năng lượng tái tạo.
Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư quốc tế chậm lại, Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong năm 2023, Việt Nam đã thu hút được hơn 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ, vốn thực hiện cũng đạt hơn 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022 và là mức thực hiện cao nhất từ trước đến nay.
Đối với năm nay, tính đến hết 11 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký tăng dù chỉ nhẹ 1%, đạt 31,38 tỷ USD nhưng cũng là kết quả rất tích cực từ mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái, tăng tới 14,8%. Vốn FDI giải ngân cũng ổn định đạt 21,68 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng vốn FDI đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần từ năm 1990 đến nay. (Nguồn: Hạ An tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài).
Đặc biệt, vốn FDI đăng ký vào bất động sản và xây dựng tiếp tục tăng mạnh với tỷ lệ lần lượt là 89,1% và 126,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi FDI đăng ký vào ngành sản xuất và chế biến giảm 8,7% cho thấy thị trường bất động sản đang hồi phục trở lại.
Cơ cấu vốn FDI đăng ký mới. (Nguồn: Mirae Asset).
Trong 11 tháng đầu năm, hàng loạt ông lớn FDI đã đầu tư vào Việt Nam như: Tập đoàn công nghệ Amkor đầu tư 1,07 tỷ USD, Tập đoàn LG đầu tư 1 tỷ USD, Tập đoàn Hyosung đầu tư 700 triệu USD vào Dự án nhà máy sợi sinh học Bio-BDO (Butanediol), Tập đoàn Talway đầu tư 700 triệu USD, Capital Land đầu tư 661 triệu USD, Foxconn đầu tư 551 triệu USD vào Dự án về sản phẩm giải trí thông minh và thiết bị hệ thống thông minh,...